Cân điện tử đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất. Bởi vậy mà quy trình kiểm định cân điện tử cần được tiến hành vô cùng cẩn thận. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình kiểm định cân điện tử thông qua bài viết dưới đây.
Cân điện tử đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất. Để có được kết quả chuẩn xác nhất thì việc bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định cân điện tử là việc làm vô cùng cần thiết giúp bạn có thể đánh giá được tình trạng của cân. Hãy cùng tìm hiểu quy trình kiểm định cân điện tử thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Trước tiên chúng ta cần hiểu kiểm định cân điện tử tức là xem xét, kiểm tra xem chất lượng của cân điện tử có đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể so với những yêu cầu về pháp lý hay không. Kết quả kiểm định cân điện tử phải được cơ quan kiểm định nhà nước xác nhận là đạt hay không đạt.
Quá trình kiểm định cân điện tử cần phải được thực hiện theo đúng quy trình, đơn vị kiểm định cần phải được nhưng đơn vị có thẩm quyền cấp phép thì mới được tiến hành kiểm định.
Sau khi kiểm định xong, cân điện tử sẽ được dán tem chứng nhận sản phẩm đã đáp ứng đủ các điều kiện kiểm định (tem kiểm định). Cân điện tử cần kiểm định theo định kỳ theo đúng quy định.
Kiểm định cân điện tử là việc làm cần thiết giúp cho đơn vị sản xuất nắm được tình trạng của cân và đảm bảo cho ra kết quả chính xác nhất.
Cần phải kiểm định cân điện trong trường hợp sau:
- Khi mới mua sản phẩm và định kỳ hàng năm.
- Sau một quá trình sử dụng xảy ra tình trạng hỏng hóc, sai số,…
- Mua lại của bên trung gian.
- Khi giao thương mua bán hàng hóa trực tiếp với khách hàng, đối tác,…
- Kiểm tra bên ngoài cân điện tử bao gồm việc kiểm tra nhãn mác của cân và vị trí đóng dấu, dán tem kiểm định.
- Kiểm tra nhãn mác cân: cần kiểm tra những nội dung ghi trên nhãn mác, bao gồm tên hãng sản xuất, số cân, các thông số về max, min, cấp chính xác, d, điện áp sử dụng.
- Kiểm tra vị trí đóng dấu, dán tem kiểm định: vị trí cần dễ thao tác, không làm thay đổi đặc trưng đo lường của cân.
- Kiểm tra kỹ thuật bao gồm các thao tác: kiểm tra các chi tiết và lắp ghép, kiểm tra móng cân hoặc bệ cân.
- Kiểm tra các chi tiết và lắp ghép: cần xem xét các bộ phận tiếp nhận tải (các đầu đo cần cùng chủng loại, được lắp đặt thật chắc chắn, hộp nối có khả năng niêm phong); bộ phận chỉ thị (số rõ ràng, phím bấm hoạt động trơn tru).
- Kiểm tra móng hoặc bệ cân: móng cân không bị lún, nứt hay đọng nước, bệ cân vững chắc.
Trình tự kiểm tra đo lường của cân điện tử như sau:
- Kiểm tra tại mức Min hoặc mức 0: xác định sai số, kiểm tra độ động, kiểm tra độ lặp lại
- Kiểm tra với tải đặt lệch tâm: lần lượt di chuyển một tải trọng khoảng 30% Max tới các vị trí giữa và góc của bàn cân, xác định các sai số và ghi kết quả
- Kiểm tra tại các mức cân: có thể sử dụng phương pháp đầy đủ chuẩn hoặc phương pháp thế chuẩn.
Sau khi đã hoàn thành các bước kiểm định cân điện tử như trên, cần xử lý kết quả như sau:
- Cấp giấy chứng nhận kiểm định và đóng dấu/dán tem kiểm định đối với cân điện tử đạt yêu cầu đã đặt ra của quy trình kiểm định.
- Không cấp giấy chứng nhận kiểm định và đóng dấu/dán tem đối với cân điện tử không đạt yêu cầu đã đặt ra của quy trình kiểm định, xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).
- Chú ý chu kỳ kiểm định của cân điện tử là 1 năm.
Để đảm bảo cho ra kết quả chính xác, bạn cần tìm đơn vị chuyên kiểm định cân điện tử uy tín, cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác, thực hiện theo đúng quy trình kiểm định.
CÔNG TY TNHH SX TM DV CÂN ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA VIỆT MỸ
643/30A Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 26, Q. Bình Thạnh, TpHCM
(028) 54.297.297
dinhbinh@canvietmy.com